0

Rối loạn cư xử là gì? | Safe and Sound

Rối loạn cư xử là một dạng rối loạn tâm thần thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Theo chuyên gia tâm lý, người mắc chứng rối loạn này có thể có hành vi gây rối và bạo lực, đồng thời có vấn đề với việc tuân theo các quy tắc, khiến trẻ không nhận được cái nhìn thiện cảm từ những người xung quanh.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Định nghĩa rối loạn cư xử

Chuyên gia tâm lý cho biết, rối loạn cư xử (Conduct Disorder – CD) là một dạng rối loạn tâm thần với đặc trưng bởi các hành vi chống đối xã hội lặp đi lặp lại dai dẳng, liên quan đến việc vi phạm các quy tắc, chuẩn mực xã hội và xâm phạm quyền lợi cơ bản của người khác. Rối loạn cư xử xuất hiện chủ yếu ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Theo chuyên gia tâm lý, nhiều bệnh nhân có biểu hiện hành vi hung hăng, thù địch công khai đối với những người xung quanh (ví dụ đánh nhau, bắt nạt, trêu chọc, đốt phá, phá hoại, ngược đãi động vật), trong khi đó, nhiều thanh niên thực hiện các kiểu hành vi lừa dối, che giấu (chẳng hạn trốn học, cúp tiết, nói dối, trộm cắp…).

Ảnh 1: Rối loạn cư xử là một trong những dạng rối loạn hành vi gây rối

2. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn cư xử

Trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn tâm thần DSM-5 xếp Conduct Disorder vào nhóm Disruptive, Impulse-Control, and Conduct Disorders (Rối loạn kiểm soát ham muốn, rối loạn cư xử, gây rối). Rối loạn cư xử cần được chuyên gia tâm lý, bác sĩ chẩn đoán để có kết quả chính xác nhất.

A. Khuôn mẫu hành vi lặp lại và liên tục xâm phạm các quyền cơ bản của người khác với các quy tắc của xã hội thể hiện bằng sự hiện diện của ít nhất ba trong số 15 tiêu chí sau trong 12 tháng qua từ bất kỳ điều nào dưới đây, với ít nhất một tiêu chí hiện diện trong 6 tháng:

Hung hăng với người khác hoặc động vật:

  1. Thường bắt nạt, hăm hoạ hoặc thị oai người khác.
  2. Thường xuyên đánh nhau.
  3. Sử dụng vũ khí có thể gây tổn hại nghiêm trọng về thể chất cho người khác (ví dụ: gạch, chai vỡ, dao, súng).
  4. Tàn nhẫn, hung bạo với thể chất người khác.
  5. Tàn nhẫn, hung bạo với thể chất động vật.
  6. Trộm cướp ngay trước mặt của nạn nhân (ví dụ: lừa đảo, cướp ví, tống tiền, cướp có vũ trang).
  7. Ép buộc ai đó vào các hoạt động tình dục.

Ảnh 2: Trẻ luôn có xu hướng thực hiện các hành vi bạo lực với những người xung quanh

Phá hoại tài sản:

8. Cố tình tham gia phóng hoả với ý định gây thiệt hại nghiêm trọng.

9. Cố tình huỷ hoại tài sản khác.

Lừa dối hoặc trộm cướp:

10. Đột nhập vào nhà người khác, toà nhà hoặc xe hơi.

11. Chuyên gia tâm lý cho biết, trẻ thường nói dối để đạt được cái gì đó có lợi hoặc ưu đãi hoặc để né tránh các nghĩa vụ.

12. Lén lút trộm cắp các vật phẩm có giá trị không tầm thường mà không để cho ai biết.

Vi phạm nghiêm trọng các quy tắc:

13. Thường ở ngoài vào ban đêm bất chấp sự cấm đoán của cha mẹ, bắt đầu trước 13 tuổi.

14. Rời khỏi nhà qua đêm ít nhất hai lần khi chung sống cùng nhà với cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc một lần mà không trở về trong một thời gian dài.

15. Thường xuyên trốn học, bắt đầu trước 13 tuổi.

B. Theo chuyên gia tâm lý, sự rối loạn trong hành vi gây ra sự suy yếu đáng kể về mặt lâm sàng trong hoạt động xã hội, học thuật hoặc nghề nghiệp.

C. Nếu cá nhân 18 tuổi hoặc hơn, chuyên gia tâm lý nhấn mạnh, các tiêu chí này không đáp ứng cho chẩn đoán nhân cách chống đối xã hội.

: Rối loạn cư xử là gì? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound